Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính tại Vương quốc Anh

Thứ hai - 08/07/2019 09:21
Sáng 4/7, tại Thủ đô London, Vương quốc Anh chính thức diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với tên gọi “Đầu tư vào Việt Nam”. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam cùng trên 200 nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.

Thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều dư địa và tiềm năng phát triển

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã thông tin khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, cũng như quan hệ hợp tác thương mại Việt - Anh ngày càng tiến triển. Trong các quốc gia châu Âu, Vương quốc Anh hiện là NĐT FDI lớn thứ hai (sau Hà Lan) với 267 dự án có tổng vốn đăng ký 3,75 tỷ USD và là đối tác thương mại lớn thứ ba (sau Đức và Hà Lan) của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 6,77 tỷ USD tăng 10% so với năm 2017. Vương quốc Anh đang đứng thứ 15 trong các nước có đầu tư vào Việt Nam (gần 5 tỷ USD).

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\4. Nguyen Huu Tho\Thang 7\5.7. Hoi nghi xuc tien dau tu (Anh)\NDM_6934 (1).JPG

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc (Ảnh: Duy Thái)

Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là nền kinh tế mở, quy mô thương mại đạt 480 tỷ USD năm 2018, gấp hơn 2 lần so với GDP, vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 35,46 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 70,7% giá trị xuất khẩu, chiếm gần 20% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm cũng như thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Với quy mô dân số đang tiệm cận 100 triệu dân, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, Việt Nam có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các NĐT yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển.

“Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa nền kinh tế cao và sẽ kiên định chính sách chủ động hội nhập quốc tế. Chúng tôi đang dần hiện thực hóa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, phát triển bền vững, ổn định, xanh và sạch. Qua đó, tiếp tục giữ vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và tham gia sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao các tập đoàn tài chính, các doanh nghiệp của Anh quốc đã tin tưởng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư trực tiếp gần 4 tỷ USD vào Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm năng khi Vương quốc Anh là một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới (khoảng 300 tỷ USD). Ngoài ra, đầu tư gián tiếp của Vương quốc Anh vào Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn xấp xỉ 1 tỷ USD so với tiềm năng của NĐT Anh quốc và so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh: “thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa mới cho hợp tác giữa hai nước và còn nhiều tiềm năng cho các NĐT Anh quốc”.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\4. Nguyen Huu Tho\Thang 7\5.7. Hoi nghi xuc tien dau tu (Anh)\NDM_6774.JPG

Hội nghị đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư (Ảnh: Duy Thái)

Bộ trưởng mong muốn, sau diễn đàn này, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh. “Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường Việt Nam, Ngài Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu nhờ sự mở cửa thương mại, dân số tương đối trẻ, môi trường chính trị ổn định. Đồng thời, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh được phản ánh bằng sự tăng trưởng xếp hạng doanh nghiệp quốc tế, nâng hạng các tổ chức tín dụng và thu hút đầu tư nhiều hơn một số quốc gia trong khu vực.

“Các doanh nghiệp hàng đầu của Vương quốc Anh về dịch vụ tài chính đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam như HSBC, Standard Chartered Bank, Aviva và Prudential đã hiện diện rất lâu tại Việt Nam và đang đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế”. Ngài Gareth Ward nhấn mạnh.

Thúc đẩy mạnh mẽ CPH, thoái vốn DNNN

Với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam sẽ có khoảng 140 DN phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2017-2020, trong đó giai đoạn 2017-2018 mới thực hiện được cổ phần hóa được 37 DN, giai đoạn 2019-2020 số lượng các DNNN cần hoàn thành cổ phần hóa là rất lớn.

Chia sẻ về triển vọng trong công tác cổ phần hóa DNNN của Việt Nam tới các nhà đầu tư, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, số lượng DNNN thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn còn rất lớn và đây là cơ hội dành cho NĐT. Thời gian tới, sẽ có thêm nhiều tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ triển khai cổ phần hóa hoặc tiếp tục thoái vốn như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản; Tổng công ty Phát điện 2 của EVN, Tổng công ty Xi măng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Mobifone, Agribank,...

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\4. Nguyen Huu Tho\Thang 7\5.7. Hoi nghi xuc tien dau tu (Anh)\NDM_6865.JPG

Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam tại Hội nghị (Ảnh: Duy Thái)

Trong phần thảo luận, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đã cung cấp thêm tiến trình và một số giải pháp của SCIC trong việc tiếp tục thoái vốn tại các DNNN.

Liên quan tới nội dung này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Chính phủ Việt Nam đánh giá cao vai trò của các NĐT nước ngoài và rất hoan nghênh các NĐT châu Âu và Vương quốc Anh tham gia tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam. “Trên thực tế, ngoài lượng vốn đầu tư, các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, công nghệ cập nhật đi cùng và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ giúp các doanh nghiệp của chúng tôi cải thiện chất lượng hàng hóa của thị trường” – Bộ trưởng nói.

Thị trường chứng khoán tiếp tục thu hút các nhà đầu tư

Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa DNNN, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững thị trường chứng khoán (TTCK). Mặc dù là một thị trường còn trẻ, nhưng TTCK Việt Nam đã đạt tốc độ phát triển tương đối nhanh. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng gần 17 lần trong vòng 10 năm qua từ mức 22,7% GDP năm 2006 lên mức 78,5% GDP tính đến cuối tháng 6 năm 2019. Tính đến hết quý II/2019, mức vốn hóa thị trường đạt trên 189 tỷ USD, tăng 9,8% so với cuối năm 2018, tương đương 78,5% GDP.

Cùng với thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Huy động vốn của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng 70% trong năm 2017 và trên 30% trong năm 2018 đạt 3,7 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức huy động vốn thành công nhất Đông Nam Á.

TTCK phái sinh mặc dù mới ra đời từ tháng 8/2017 với sản phẩm giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 nhưng đã có bước phát triển ấn tượng, tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2018 gấp 7,2 lần so với năm 2017. Việt Nam đã và đang gấp rút đưa thêm các sản phẩm mới vào giao dịch để tạo ra sự đa dạng cho TTCK.

“Tuần trước, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đã bắt đầu được giao dịch và đúng ngày hôm nay, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng sẽ được khai trương. Trong thời gian tới, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu thêm các loại sản phẩm mới...” - Bộ trưởng thông tin thêm.

Cùng với đó, TTCK Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Từ năm 2016 đến nay, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài liên tục vào ròng ở mức khá cao, trung bình 1,98 tỷ USD/năm. Trong bối cảnh tình hình tài chính- chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng NĐT rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì Việt Nam vẫn là điểm đến của các NĐT nước ngoài với giá trị vốn đầu tư gián tiếp vào ròng 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 tỷ USD.

Thông tin cho NĐT nước ngoài về triển vọng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung sửa đổi Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư hướng tới tạo nền tảng pháp lý thống nhất, thông thoáng nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách về nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI...

Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch thông tin và quản trị công ty. Ngoài ra, sẽ triển khai đề án phát triển trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị để có thể đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm 2020,...

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\4. Nguyen Huu Tho\Thang 7\5.7. Hoi nghi xuc tien dau tu (Anh)\NDM_7529.JPG

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng tại Hội nghị (Ảnh: Duy Thái)

Tại hội nghị, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, TTCK Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc công khai, công bằng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Chủ tịch UBCKNN khẳng định, với tiềm năng của TTCK Việt Nam là một thị trường năng động, bên cạnh chủ trương của Chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi để TTCK Việt Nam phát triển thành một thị trường tầm cỡ ở khu vực, Việt Nam hứa hẹn sẽ là địa điểm đầu tư, kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước./.

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 217 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 06/02/2024

lượt xem: 259 | lượt tải:28

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 01/02/2024

lượt xem: 330 | lượt tải:57

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 05/01/2024

lượt xem: 271 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay2,276
  • Tháng hiện tại38,068
  • Tổng lượt truy cập6,900,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây