Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia

Chủ nhật - 10/11/2019 21:41
Sáng nay (4/11), Bộ Tài chính phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề về “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia”.

Thay mặt cho Bộ Tài chính, ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã chủ trì buổi Hội thảo. Phái đoàn IMF có bà Era Dabla Noris, Trưởng đoàn Điều khoản IV của IFM tại Việt Nam, ông Francois Painchaud, Trưởng Đại diện văn phòng IMF tại Việt Nam. Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan mật thiết đến công tác quản lý nợ nước ngoài của quốc gia như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

image

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, nợ nước ngoài của quốc gia theo định nghĩa của Việt Nam bao gồm: Nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài tự vay tự trả của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Luật Quản lý nợ công năm 2017 quy định hai chỉ tiêu an toàn nợ liên quan đến nợ nước ngoài của quốc gia gồm nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

image

Ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại phát biểu tại Hội thảo

Trong giai đoạn 2016 – 2020, theo phê duyệt của Quốc hội, ngưỡng an toàn đối với nợ nước ngoài quốc gia là không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu không quá 25%. “Trong đó, ngưỡng nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP đã được Việt Nam duy trì từ năm 1993 cho đến nay. Để chuẩn bị cho giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt. Vì vậy, thông qua Hội thảo này, Bộ Tài chính mong muốn phía IMF chia sẻ những kinh nghiệm, thông lệ tốt của quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của các quốc gia để giúp Bộ Tài chính cũng như đại diện các cơ quan liên quan hiểu được cách thức quản lý đối với nợ nước ngoài của quốc gia trong thời kỳ tới”, ông Hiển cho biết.

image

Các đại diện của phái đoàn IMF

Tại buổi Hội thảo, thay mặt phái đoàn IMF, bà Anja Baum, chuyên gia kinh tế của IMF đã chia sẻ và đề cập tới nhiều vấn đề mà Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan quan tâm. Theo phân tích của bà Anja Baum, các quốc gia thu nhập thấp có nhu cầu đầu tư công rất cao nhằm giải quyết các vấn đề về thiếu hụt hạ tầng, đẩy mạnh tăng trưởng và giảm nghèo. Nợ nước ngoài dành cho các quốc gia thu nhập thấp thường có tính ưu đãi rất cao, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các khoản viện trợ không hoàn lại và lãi suất thấp. Vì vậy, các quốc gia thu nhập thấp thường căn cứ vào giá trị hiện tại của nợ để tìm hiểu về các nguy cơ dễ tổn thương liên quan đến nợ. Khung phân tích bền vững nợ thường tập trung vào nợ của khu vực công do vai trò của khu vực tư nhân với nợ nước ngoài thường không lớn.

image

Chuyên gia kinh tế của IMF chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia

Trong khi đó, đối với các quốc gia tiếp cận thị trường, khung phân tích bền vững nợ lại không dùng trần nợ công mà thay bằng các “mốc chuẩn về rủi ro”. Các mốc chuẩn này sẽ đưa ra mức theo chỉ số nhằm dự báo tốt nhất nguy cơ gây áp lực về nợ.

Đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam, chuyên gia của IMF cho rằng về phương án trần trung hạn, Việt Nam nên tách và theo dõi riêng trần nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư nhân; Xác định hạn mức nợ nước ngoài của khu vực công, tính theo tỷ lệ trên tổng nợ và xác định các tín hiệu cảnh báo (thay vì áp dụng hạn mức cứng) về tổng số trả nợ nước ngoài; Đưa ra các tín hiệu cảnh báo đối với số trả nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư nhân. Đối với mức trần hàng năm, nên hạn chế áp dụng trần cứng đối với tổng vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân, thay vào đó bằng giám sát riêng theo khu vực tài chính, khu vực FDI và khu vực tư nhân khác…

Kết thúc Hội thảo, ông Võ Hữu Hiển cảm ơn những chia sẻ của các chuyên gia IMF, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ từ IMF trong thời gian tới.

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 228 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 05/02/2024

lượt xem: 263 | lượt tải:28

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 31/01/2024

lượt xem: 333 | lượt tải:57

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 275 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,611
  • Tháng hiện tại42,733
  • Tổng lượt truy cập6,904,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây