Ngành Tài chính chủ động tham gia CMCN 4.0

Thứ hai - 01/10/2018 15:30
Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT và chủ động thích ứng với CMCN 4.0 là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ. Với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm chủ động áp dụng thành quả công nghệ của CMCN 4.0, hướng tới xây dựng nền tảng quản trị và cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành Tài chính chủ động tham gia CMCN 4.0

Nhận diện cơ hội và thách thức

Thế giới đang bước vào cuộc CMCN 4.0 và nền kinh tế số, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế tất yếu đó.Tiến hành tốt việc chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam chủ động và thích ứng với CMCN 4.0 hướng tới một quốc gia số, quốc gia thông minh. Phát biểu tại Hội thảo – Triển lãm Vietnam Finance 2018 diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội, ông Trương Bá Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, Bộ Tài chính hiện đang chủ động tiếp cận CMCN 4.0 ở cả hai cấp độ là phạm vi quốc gia và phạm vi ngành.

Với phạm vi quốc gia, Bộ Tài chính góp phần thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển các yếu tố của CMCN 4.0. Đó là các chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ, đầu tư vào lĩnh vực CNTT và các công nghệ tiên tiến như chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, hỗ trợ đầu tư. Nguồn lực tài chính công được phân bổ hiệu quả cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với các yêu cầu của CMCN 4.0, như cho KH&CN, CNTT và giáo dục…

Trong phạm vi ngành, Bộ Tài chính đã áp dụng thành công các thành tựu của CMCN 4.0 trong các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính nhằm tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, giảm chi phí quản lý và chi phí tuân thủ...

137193

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Vietnam Finance 2018

Cụ thể, Bộ Tài chính đã bước đầu ứng dụng nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 gồm: công nghệ di động (Mobility), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics), công nghệ điện toán đám mây (Cloud) và công nghệ bảo mật (Security) trong thực hiện cải cách thủ tục tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển.

Công nghệ di động đã được ứng dụng trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống cổng thông tin điện tử toàn ngành nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet . Các CSDL quốc gia về Tài chính và các CSDL chuyên ngành được xây dựng, phát triển. Toàn ngành Tài chính đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ trong hệ thống CNTT nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng cũng như giải quyết nhanh các yêu cầu tăng trưởng hạ tầng phần cứng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, từ năm 2017, Bộ Tài chính đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để triển khai cung cấp Hệ thống hỏi đáp chính sách tài chính tự động trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính.

Nhờ những nỗ lực này, sáu năm liên tiếp kể từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài chính luôn đứng đầu về Chỉ số ứng dụng CNTT (ICT Index) trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Việc chủ động áp dụng thành tựu CMCN 4.0 không chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội, giúp ngành Tài chính từng bước hình thành nền tảng của Chính phủ điện tử và hướng tới xây dựng Chính phủ số phù hợp với định hướng chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 28/4/2017.

Nhận định về những cơ hội cũng như thách thức mà CMCN 4.0 đem đến trong lĩnh vực tài chính, ông Trương Bá Tuấn cho rằng hiện công nghệ đang thay đổi hàng ngày với tốc độ nhanh và khó đoán, nên cần phải nhận diện đầy đủ cả cơ hội và thách thức. Trong đó, khả năng thích ứng, chủ động nắm bắt cơ hội và ứng phó phù hợp với thách thức là nhân tố quyết định. Đó là phải xử lý được hiệu quả các hạn chế về nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và khắc phục được tính phân tán, chia cắt của các hệ thống ứng dụng CNTT.

Những thành tựu từ CMCN 4.0 mà trước hết là CNTT và công nghệ số giúp tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống tài chính công, cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc… Các giao dịch số hóa sẽ cung cấp nhiều thông tin cho quá trình ra quyết định. Dữ liệu về hoạt động hàng ngày có thể được sử dụng để nâng cao chất lượng điều hành các nhiệm vụ về tài chính – ngân sách nhờ vào sự hỗ trợ của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và phân tích thông minh. CM 4.0 tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các giao dịch tài chính trực tuyến, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu chi phí quản lý, tuân thủ hành chính.

Điểm thuận lợi đối với Việt Nam là Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính đã sớm có sự chuẩn bị để chủ động thích ứng, khai thác hiệu quả các thành quả của CMCN 4.0. Các chương trình, kế hoạch được ban hành đồng độ và kịp thời. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là chuyển các chương trình, kế hoạch này thành các hành động cụ thể trên thực tế, bởi CMCN 4.0 cũng kéo theo nhiều thách thức mới về nguồn lực, về bảo mật thông tin, cũng như yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trọng tâm

Với sự chủ động của mình, hiện nay Bộ Tài chính đã đưa ra lộ trình và mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số.

Theo ông Đặng Đức Mai – Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, ngành Tài chính đưa ra lộ trình đến năm 2020 sẽ hiện thực hóa ngành tài chính điện tử hướng tới chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua chính quyền điện tử và các công cụ số hóa. Đến năm 2025, cơ bản thiết lập hệ sinh thái ngành tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh. Đến năm 2030, Chính phủ thông qua một ngành tài chính hiện đại và vững mạnh dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.

Cùng với lộ trình trên, định hướng chuyển đổi số ngành tài chính hướng tới mục tiêu cụ thể là xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý triển khai tài chính số; tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, cơ sở dữ liệu mở, hình thành hệ sinh thái tài chính số. Cùng với đó, môi trường làm việc điện tử trong ngành được hoàn thiện theo hướng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, tinh giản và tự động hóa. Ngoài ra, triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính và phổ cập, nâng cao nhận thức, kiến thức về CMCN 4.0 cho lãnh đạo, cán bộ các cấp của ngành tài chính cũng là những mục tiêu cần hướng tới.

Ngành Tài chính nắm giữ ba lĩnh vực rất quan trọng gồm thuế, kho bạc và hải quan. Vì vậy, ông Đặng Đức Mai cho rằng điều này đặt ra thách thức với Ngành Tài chính là làm sao tạo được cơ sở dữ liệu tập trung, và hướng tới mở và chia sẻ dữ liệu, các nền tảng số hóa cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất của chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam xoay quanh một từ, đó là là “dữ liệu”. Nếu chưa có dữ liệu, cần tạo ra dữ liệu và lưu trữ nó. Nếu đã có dữ liệu nhưng chưa sử dụng được, cần phải áp dụng công nghệ, đầu tư nhân lực để sử dụng được. Nếu đã có dữ liệu và sử dụng được nó, cần xem xét đến việc chia sẻ và bảo vệ được các dữ liệu này từ đó tạo động lực phát triển cho nhiều ngành nghề khác, cho toàn xã hội và người dân. Một trong những tiêu chí đo lường mức độ thành công của chuyển đổi số là việc theo dõi cách thức tạo ra và sử dụng, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu thế nào. Tại Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, lĩnh vực tài chính và ICT được đánh giá là có mức sẵn sàng cao nhất cho Chuyển đổi số dựa trên khối lượng dữ liệu khổng lồ đang được tạo ra hàng ngày. 

Các công nghệ ‘lõi’ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet Vạn vật (IoT) vẫn đang và sẽ là nhân tố quan trọng để có thể tạo đột phá trong phát triển, thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số. Tuy nhiên, con đường tiến hành chuyển đổi số sẽ diễn ra không hề êm ả như những gì vẫn được nói tới. Thách thức đối với Chuyển đổi số tại Việt Nam sẽ là: Nguồn lực và kỹ năng, văn hóa và nhận thức, an toàn, an ninh mạng. Cho dù Việt Nam có tiến hành chuyển đổi số hay không thì khi đoàn tàu CMCN 4.0 đến, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và đây là những vấn đề thực sự đáng quan tâm trong quá trình chuyển đổi số.

Tuy nhiên, với sự chủ động và quyết tâm của ngành Tài chính, các chuyên gia cho rằng ngành Tài chính sẽ là một trong các ngành đi đầu trong triển khai chuyển đổi số tại Việt Nam, phù hợp với xu thế mới và thúc đẩy được vai trò của mình đối với xã hội. 

V.B

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 217 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 06/02/2024

lượt xem: 259 | lượt tải:28

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 01/02/2024

lượt xem: 330 | lượt tải:57

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 05/01/2024

lượt xem: 272 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay10
  • Tháng hiện tại38,276
  • Tổng lượt truy cập6,900,492
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây