Thanh tra Bộ Tài chính phát huy truyền thống, quyết tâm “nói không với tiêu cực”

Thứ tư - 03/07/2019 10:26
Tại Hội nghị Sơ kết Thanh tra Bộ Tài chính vừa được tổ chức vào sáng 01/7/2019, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng đã quán triệt công tác Thanh tra ngành Tài chính cần thực hiện đúng tinh thần của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 và công điện 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Luôn chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng

Tại Hội nghị, ông Trần Huy Trường - Phó Chánh Thanh tra Bộ cho biết, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) ngành tài chính luôn được lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan, tổ chức của Bộ Tài chính đã tổ chức 245 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, học tập, quán triệt về chủ trương, đường lối của Đảng về PCTN với hơn 16.463 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.

image

Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng đề nghị lực lượng thanh tra phải nâng cao Tâm - Tầm 
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó

Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ thông qua 01 Luật, ban hành 08 Nghị định, 01 Quyết định; chủ trì xây dựng ban hành theo thẩm quyền 48 Thông tư và Thông tư liên tịch về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong lĩnh vực quản lý của Bộ (ban hành mới 32 văn bản, sửa đổi bổ sung 16 văn bản). Trong đó, Thanh tra Bộ đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ kịp thời ban hành 10 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức của Bộ triển khai thực hiện nghiêm quy định của Luật PCTN, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí. Các văn bản này là cơ sở quan trọng để công tác PCTN được tổ chức, thực hiện đồng bộ, nhất quán, toàn diện trong toàn ngành Tài chính. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện quy định của pháp luật về PCTN, quy chế PCTN, nhất là các đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Các cơ quan, tổ chức của Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 200 đơn vị. Hầu hết cán bộ, công chức ngành Tài chính nghiêm túc chấp hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, không có thái độ cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với 660 đơn vị trong ngành Tài chính. Kết quả đã xử lý kỷ luật 07 người (trong đó cơ quan Thuế đã phát hiện, khiển trách 02 người, cảnh cáo 01 người; Cơ quan Hải quan kỷ luật 04 người), đồng thời tiến hành chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời để tăng cường hiệu quả công tác quản lý và phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của ngành là 31 vụ, trong đó có 01 vụ việc tham nhũng tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đã chuyển cơ quan điều tra; Cơ quan Hải quan có 30 trường hợp.

25.173 cuộc thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 25.173 cuộc thanh tra, kiểm tra; Kiểm tra 138.364 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và điều tra chống buôn lậu bắt giữ 6.574 vụ.

image

Toàn cảnh Hội nghị

Trong đó, Thanh tra Bộ đã chủ động triển khai 12 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đạt 30,77% so với 39 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch năm 2019, tỷ lệ bằng 54,5% so với cùng kỳ năm 2018. Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, thanh tra hành chính nội ngành... Nội dung thanh tra, kiểm tra được lồng ghép một cách khoa học, góp phần rút ngắn được thời gian thanh tra, kiểm tra.

Qua công tác thanh tra, Thanh tra Bộ đã có nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách, tài sản nhà nước và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách và cơ chế chính sách đặc thù của các ngành, lĩnh vực.

Qua thanh tra, kiểm tra tài chính đã kiến nghị các đơn vị thực hiện rà soát, đôn đốc thu hồi nợ thuế và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp có vi phạm; Chấn chỉnh công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng, công tác khảo sát, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu,... nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương bổ sung các quy trình, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, điều hành, cơ chế chính sách đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với thực tế.

Đánh giá kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm 2019, Chánh Thanh tra Trần Văn Vượng cho rằng, Thanh tra Bộ đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm như: Thanh tra chống thất thu NSNN; Thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách tại Trung ương và địa phương; Thanh tra công tác quản lý tài chính doanh nghiệp; Thanh tra quản lý vốn đầu tư xây dựng...

Thanh tra Bộ đã triển khai thực hiện đầy đủ quy chế giám sát hoạt động Đoàn thanh tra; Tổ giám sát đoàn thanh tra hoạt động đúng quy định, có hiệu quả, giúp cho việc chấp hành các quy định, quy trình, quy chế đoàn thanh tra được nâng cao, kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ được tăng cường; Hạn chế việc sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

Các đoàn thanh tra chấp hành đúng quy định về trình tự, thủ tục; đảm bảo thời gian và kế hoạch được duyệt; thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra đều chấp hành nghiêm kỷ luật và quy chế. Nội dung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ; hoàn thành đúng tiến độ. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý nghiêm theo quy định các sai phạm trong công tác quản lý tài chính ngân sách; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về quản lý tài chính đối với các ngành, lĩnh vực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra có tâm, có tầm

Để tổ chức, triển khai kịp thời kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2019 theo kế hoạch đã được Bộ phê duyệt, Chánh Thanh tra Trần Văn Vượng đề nghị các phòng, cán bộ công chức Thanh tra Bộ cần chung tay thực hiện một số công tác trọng tâm như:Bố trí lực lượng, tổ chức triển khai có hiệu quả để phấn đầu hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra và những nhiệm vụ đột xuất được giao; Bố trí lực lượng dự phòng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ. Thực hiện tốt cơ chế giám sát Đoàn thanh tra để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

image

Phó Chánh Thanh tra Trần Huy Trường cho biết, trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện được

25.173 cuộc thanh tra, kiểm tra

Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Bộ với các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ trong việc triển khai các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm và kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách chưa phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCTN và THTK, CLP trong các lĩnh vực; Kiểm tra công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị trong ngành Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ.

Thông qua hệ thống phân tích rủi ro, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để chủ động cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, cũng như phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính năm sau được kịp thời và đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra tài chính trong sạch, vững mạnh, có tâm, có tầm, có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng thanh tra góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra tài chính.

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 227 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 06/02/2024

lượt xem: 262 | lượt tải:28

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 01/02/2024

lượt xem: 332 | lượt tải:57

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 05/01/2024

lượt xem: 274 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay287
  • Tháng hiện tại42,164
  • Tổng lượt truy cập6,904,380
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây