Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF 2018: Cầu nối để thúc đẩy hợp tác

Thứ ba - 20/11/2018 10:44
Chiều ngày 14/11, Hội nghị thường niên Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), ông Eric Sidgwwick – Giám đốc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Việt Nam cùng đại diện Ban thư ký và các tổ chức thành viên IPAF.
Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF 2018: Cầu nối để thúc đẩy hợp tác

IPAF ngày càng thể hiện rõ vai trò

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC đánh giá cao vai trò quan trọng của Diễn đàn IPAF. Theo ông Hải: “Kể từ khi thành lập đến nay, IPAF ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ giữa các thành viên. Cũng tại Diễn đàn IPAF những năm qua, chúng tôi và mỗi tổ chức thành viên đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác xử lý nợ từ các quốc gia trong khu vực”.

146060

Ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC phát biểu khai mạc Hội nghị

Ghi nhận những kết quả đạt được của Diễn đàn IPAF, ông Eric Sidgwwick – Giám đốc ADB tại Việt Nam Eric Sidgwwick khẳng định những năm qua, Diễn đàn IPAF đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp kết nối các nước thành viên cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ. Ông Eric Sidgwwick cũng cho rằng, Diễn đàn IPAF năm nay được tổ chức rất kịp thời và có nhiều ý nghĩa cho việc phát triển chung của châu Á.

146060 01

Ông Eric Sidgwwick – Giám đốc ADB Việt Nam ghi nhận nhiều kết quả đạt được của Diễn đàn IPAF

Theo ông Eric Sidgwwick, thị trường tài chính châu Á hiện đang trải qua nhiều biến động do những thay đổi của nền tài chính toàn cầu. Do vậy, ADB tin rằng việc chia sẻ các chính sách, các kinh nghiệm thực tế về các yếu tố thành công đằng sau các cơ chế giải quyết nợ của các thành viên IPAF tại diễn đàn sẽ giúp tăng cường mạng lưới an toàn tài chính khu vực và thúc đẩy sự phát triển và khả năng phục hồi của các quốc gia.

Chính thức kết nạp VAMC là thành viên của IPAF

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF, ông Jubkyu Lee, Chuyên gia kinh tế vĩ mô ADB đã tuyên bố kết nạpchính thức Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là thành viên mới của IPAF.

146060 02

Toàn cảnh Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF 2018

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho rằng, việc chính thức trở thành thành viên của IPAF là một vinh dự to lớn đồng thời cũng là một trách nhiệm lớn đối với VAMC. VAMC cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc quy ước chung của Diễn đàn và nỗ lực để có những đóng góp thiết thực nhằm xây dựng Diễn đàn IPAF ngày càng lớn mạnh. Theo ông Đông, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng, góp phần ổn định và tăng cường hệ thống an ninh tài chính. VAMC xác định mục tiêu hoạt động là trở thành trung tâm thúc đẩy sự phát triển thị trường mua, bán nợ và tài sản, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD. “Với tinh thần sẵn sàng hợp tác, chia sẻ cơ hội và hướng tới mục tiêu xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao, tham gia IPAF sẽ giúp VAMC có cơ hội học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ từ các công ty quản lý tài sản trong khu vực, đồng thời tạo cầu nối giúp VAMC tiến gần hơn với các nhà đầu tư tiềm năng trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự hình thành thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam”. Ông Đông nói.

Nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu được chia sẻ

Sau phần tuyên bố kết nạp chính thức VAMC là thành viên mới của IPAF, các nước thành viên IPAF cũng đã cập nhật tình hình hoạt động và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về xử lý nợ xấu cũng như định hướng hoạt động trong thời gian tới.

Ông Lê Hoàng Hải – Chủ tịch luân phiên của Diễn đàn IPAF và Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC đã chia sẻ, trong 2 năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đặt nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, tái cơ cấu tổ chức tín dụng, tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định về công tác xử lý nợ xấu, trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mua bán nợ. Nhờ vậy hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam không chỉ tập trung vào hai doanh nghiệp nhà nước là DATC và VAMC mà còn có các công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại và hơn 30 Công ty mua bán nợ tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

146060 03

Đại diện các thành viên IPAF trao đổi kinh nghiệm về xử lý nợ xấu

Trong điều kiện thị trường mua bán nợ cạnh tranh như vậy, DATC đã điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình. Theo đó, Công ty không chỉ gói gọn xử lý nợ cho các doanh nghiệp nhà nước mà còn xử lý nợ xấu cho cả các doanh nghiệp khác. Ngoài chức năng mua bán nợ, DATC còn mở rộng các ngành nghề như: Quản lý khai thác tài sản, hoạt động tư vấn, hoạt động phối hợp trong thu nợ… Với những nỗ lực đó, từ 2004 đến nay, DATC đã thực hiện tái cơ cấu cho 173 doanh nghiệp với giá trị vốn đầu tư hình thành từ chuyển nợ thành vốn góp khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong 173 doanh nghiệp tái cơ cấu, DATC đã kết hợp xử lý nợ gắn tái cơ cấu tài chính với quản trị doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu cho 78 doanh nghiệp nhà nước, 100 doanh nghiệp còn lại được tái cơ cấu tài chính thông qua xử lý nợ qua đó giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về tài chính, tiết giảm chi phí, từng bước phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động và có đóng góp cho ngân sách…

Tuy nhiên, ông Hải cho biết, hoạt động kinh doanh mua bán nợ của DATC và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn thách thức vì hiện nay quy mô và tính chất các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng và các khoản nợ không chỉ ở trong nước mà mang màu sắc quốc tế. Vì thế, ông Hải chia sẻ, hoạt động mua bán nợ của DATC vừa làm vừa hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm của đã học hỏi được từ các thành viên IPAF cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ADB, Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO)…

Chia sẻ tại Hội nghị thường niên Diễn đàn IPAF năm nay, đại diện Công ty quản lý tài sản Triết Giang của Trung Quốc cho biết, Công ty có 4 chi nhánh ở Trung Quốc và hoạt động mạnh ở ít nhất 15 tỉnh thành. Khi phát triển đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, họ đã biết kết hợp các dịch vụ để tạo ra các kênh quản lý tài sản công, khai thác cơ hội mua bán xử lý nợ xấu xuyên biên giới.

Về phía các quốc gia đã có thị trường mua bán nợ đạt tới mức bão hòa như Hàn Quốc và Thái Lan, các công ty ở hai nước này cũng đưa tới nhiều kinh nghiệm của mình. Đại diện của Công ty KAMCO cho biết KAMCO tham gia hoạt động nợ xấu hướng tới phát triển bền vững như: Tăng độ che phủ tín dụng, cho vay hộ gia đình, tăng sự tham gia các tổ chức có chức năng phát triển, tăng chức năng quản lý nợ công của Chính phủ… Ngoài ra KAMCO đã thiết lập hệ thống giao dịch trực tuyến tốt, quy mô các giao dịch này tăng rất đáng kể.

Có thể nói, Hội nghị thường niên Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4 đóng vai trò cầu nối quan trọng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu giữa các thành viên IPAF, đồng thời tạo cơ hội cho các quốc gia học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Điều này góp phần mang đến một nền tảng an ninh tài chính an toàn và phát triển bền vững hơn nữa trên toàn khu vực châu Á.

Nguồn tin: m

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 44 | lượt tải:14

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 06/02/2024

lượt xem: 174 | lượt tải:26

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 01/02/2024

lượt xem: 250 | lượt tải:50

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 05/01/2024

lượt xem: 197 | lượt tải:41

4488/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 11/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 11/2023

Thời gian đăng: 06/12/2023

lượt xem: 221 | lượt tải:68
Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,374
  • Tháng hiện tại72,006
  • Tổng lượt truy cập6,855,043
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây