Khai mạc Hội nghị toàn thể Mạng lưới Quản lý chi tiêu công Châu Á năm 2019

Thứ hai - 27/05/2019 11:11
Sáng 22/5, tại Quảng Ninh, Hội nghị toàn thể Mạng lưới Quản lý chi tiêu công tại Châu Á (PEMNA) năm 2019 do Bộ Tài chính lần đầu tiên đăng cai tổ chức tại Việt Nam đã chính thức khai mạc với chủ đề “Tái cơ cấu ngân sách và quản lý nợ công để đảm bảo một nền tài chính quốc gia an toàn và bền vững”.

image

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Hữu Thọ

Hội nghị toàn thể PEMNA năm 2019 là Hội nghị quốc tế quy mô lớn, với sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ 14 quốc gia thành viên PEMNA (Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philipin, Singapore, Thái Lan, Timor-leste, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, OECD, USOTA, UNESCAP.

Đây là Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới Quản lý chi tiêu công tại Châu Á và là Hội nghị đầu tiên do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết của chủ đề của Hội nghị toàn thể PEMNA năm nay “Cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” không chỉ mang tính thời sự mà còn có tầm nhìn chiến lược. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đang phải đương đầu với những thách thức trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm, nhu cầu chi tăng, kéo theo nợ công tăng nhanh, vừa làm cho không gian chính sách tài khoá bị thu hẹp, vừa đe doạ sự ổn định vĩ mô và phát triển bền vững.

image

Toàn cảnh Hội nghị

Trước yêu cầu phải tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công cụ tài chính – ngân sách trong thời gian tới,Việt Nam đặt mục tiêu phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiến hành cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công trong những năm tới.

Việc điều chỉnh chính sách tài khóa bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức khá. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN từ năm 2016 đến nay bình quân đạt 24,9%GDP. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ 68,5% giai đoạn 2011-2015 lên 82% giai đoạn 2016-2019, giảm sự phụ thuộc vào thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu. Bội chi và nợ công được kiểm soát chạt chẽ, dư nợ công đã giảm từ 63,7%GDP năm 2016 xuống 58,4% năm 2018.

Tuy nhiên, nhận định thách thức với Việt Nam vẫn còn rất lớn, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn bày tỏ mong muốn các đại biểu tham gia Hội nghị sẽ cùng nhau thảo luận để các quốc gia thành viên trong Mạng lưới trong đó có Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm tốt nhất trong việc củng cố chính sách tài khóa và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

image

Ông Kyoungho Han, Chủ tịch Ban điều hành PEMNA, Vụ trưởng Vụ Quản lý Hiệu quả Hoạt động Tài khoá, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc. Ảnh: Hữu Thọ

Tại Hội nghị, ông Kyoungho Han, Chủ tịch Ban điều hành PEMNA, Vụ trưởng Vụ Quản lý Hiệu quả Hoạt động Tài khoá, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc nhấn mạnh, trải qua 8 năm hoạt động, PEMNA đã tạo ra được tinh thần cộng đồng và thúc đẩy tinh thần hợp tác phát triển giữa các nước thành viên. Hội nghị toàn thể PEMNA tạo ra diễn đàn mang lại giá trị hữu ích dựa trên nhu cầu của các nước thành viên.

Nhận định Việt Nam là quốc gia đang chuyển mình với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5% trong 5 năm qua, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới cho biết, định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã được nâng cấp lên “BB”, cho thấy những cải thiện về thể chế của Chính phủ và triển vọng trưởng trưởng kinh tế dài hạn. Nhìn từ nhiều hướng, những tiến bộ của Việt Nam phản ánh tiến bộ chung của Đông Á. Để đạt được thành công như ngày nay, các nhà hoạch định chính sách của Đông Á đã nhận thức được rằng phát triển bền vững đòi hỏi phải quản trị kinh tế đáng tin cậy và có năng lực, bắt đầu bằng ổn định kinh tế vĩ mô và kỷ cương tài khóa trong dài hạn.

Tuy nhiên, ông Ousmane Dione cho biết hiện đang có những thách thức mới nổi trên nhiều mặt.Các quốc gia cần xác định và điều chỉnh cách tiếp cận đã từng phù hợp trong quá khứ nếu muốn “chèo lái” hiệu quả trong môi trường toàn cầu mới. Đó là các thách thức về tăng trưởng năng suất chậm, rủi ro về tăng trưởng bao trùm, và thách thức về hiệu quả của chính phủ.

Đối mặt với những thách thức mới nổi đó, các Bộ Tài chính của các quốc gia cần đóng vai trò tạo thuận lợi qua chính sách tài khóa hiệu quả và quản lý rủi ro tài khóa ở các quốc gia thu nhập trung bình. Các chủ đề được thảo luận tại Hội nghị toàn thể PEMNA năm 2019 rất hữu ích để có thể trang bị cho Bộ Tài chính các quốc gia “chèo lái” trong môi trường mới của khu vực và toàn cầu.

image

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới. Ảnh: Hữu Thọ

Hội nghị toàn thể PEMNA tại Việt Nam năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 22-24/5/2019. Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam sẽ trình bày các tham luận liên quan đến việc cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; định hướng hoàn thiện các chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu bền vững tài khóa; kinh nghiệm của Việt Nam trong quản lý nợ công thận trọng và bền vững; mô hình và chức năng của KBNN Việt Nam trong bối cảnh quản lý tài chính công hiện đại; kinh nghiệm của Việt Nam về phát hành trái phiếu Chính phủ và quản lý danh mục trái phiếu; báo cáo tài chính nhà nước tại Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị, các nhà quản lý, cán bộ quản lý ngân sách và kho bạc nhà nước Việt Nam có cơ hội được trao đổi, học học và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công với các quốc gia thành viên và các chuyên gia quốc tế.

PEMNA được biết đến là mạng lưới học hỏi giữa các đồng nghiệp gồm cán bộ và chuyên gia về quản lý tài chính công trong khu vực. Được thành lập từ năm 2012 theo sáng kiến của Ngân hàng thế giới, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc, với mục tiêu hỗ trợ các Chính phủ trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính công và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, thông qua việc tạo ra diễn đàn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 278 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 06/02/2024

lượt xem: 282 | lượt tải:28

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 01/02/2024

lượt xem: 350 | lượt tải:60

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 05/01/2024

lượt xem: 290 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay1,580
  • Tháng hiện tại53,260
  • Tổng lượt truy cập6,915,476
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây