Việt Nam và Hàn Quốc cùng nhau phát triển bền vững và thịnh vượng

Thứ hai - 25/03/2019 23:23
Chiều 21/3, Hội nghị Kinh tế tài chính quốc tế lần thứ 8 với chủ đề “Kế hoạch tăng trưởng thịnh vượng chung giữa Hàn Quốc và Việt Nam” đã khai mạc tại Hà Nội. Đây là Hội nghị thường niên do Tập đoàn Edaily tổ chức với sự tham dự của cơ quan Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc, cộng đồng doanh nghiệp và các học giả trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/3

Tính đến nay, Hội nghị này đã được tổ chức trong 7 năm liên tục với 2 lần tại Hàn Quốc (2012, 2013), 4 lần tại Trung Quốc (2014 – 2017) và Việt Nam năm 2018. Hội nghị lần thứ 8 được tổ chức tại Việt Nam dưới sự đồng chủ trì của Bộ Tài chính Việt Nam, Cơ quan Giám sát dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSS), Tập đoàn truyền thông EDAILY cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Các tổ chức, hiệp hội tài chính của Hàn Quốc, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam (NFSC), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đồng bảo trợ.

Tiếp tục phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa 2 quốc gia

Khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tiếp nối thành công của Hội nghị Tài chính Quốc tế lần thứ 7 với chủ đề "Trục kinh tế mới nổi toàn cầu vượt ra khỏi khuôn khổ châu Á”, Bộ Tài chính Việt Nam đánh giá cao các đối tác Hàn Quốc và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức Hội nghị lần thứ 8. Thứ trưởng tin tưởng Hội nghị lần thứ 8 sẽ đạt được thành công tốt đẹp thông qua các phiên thảo luận sâu và cởi mở về công nghệ tài chính, cơ hội đầu tư mới vào doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, chiến lược hợp tác ngành bảo hiểm, tự do hóa thị trường tài chính, cách thức hợp tác kinh tế và thương mại...

DSC_1178.jpg

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà

Nhìn lại lịch sử sau hơn 25 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ và đang ở trong giai đoạn hết sức tốt đẹp. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hóa, bối cảnh lịch sử và tình cảm con người. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng, phát triển và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, đặc biệt là hợp tác về tài chính.

Xét về thương mại, hiện nay Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 65,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 18,20 tỷ USD, tăng 22,8% và nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 47,5 tỷ USD, tăng hơn 1% so với năm 2017.

Về lĩnh vực đầu tư, Hàn Quốc đứng đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký hằng năm của Hàn Quốc luôn duy trì ở mức 7 - 9 tỷ USD. Hàn Quốc là đối tác ổn định dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam.

Hiện tại, Hàn Quốc cũng là một trong các nhà tài trợ song phương lớn của Việt Nam. Các khoản vay của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc. Cho đến nay, số hiệp định vay của Chính phủ Hàn Quốc lên tới 55 hiệp định vay với tổng số vốn cam kết là 2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc ký kết ngày 20/5/1994, cho đến nay đã trải qua 25 năm thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại và kinh tế giữa hai nước. Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán Nghị định thư sửa đổi bổ sung một số điều về Hiệp định thuế để phù hợp với tình hình mới.

Trong lĩnh vực thị trường vốn, đến nay có hơn 6.600 nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, có 6 công ty chứng khoán có vốn đầu tư của Hàn Quốc, theo đó Hàn Quốc là nước dẫn đầu trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong lĩnh vực bảo hiểm có sự tham gia của các công ty Hàn Quốc như Hanwha Life, Mirae, Samsung Vina, Seoul Guarantee… Các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc đang hoạt động khá hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Thông tin về tình hình kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 7% trong năm 2018, cao nhất trong 10 năm qua. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam ưu tiên duy trì và đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát theo đúng mục tiêu đề ra, thâm hụt ngân sách và nợ công giảm mạnh, cán cân thanh toán đạt thặng dư kép, lãi suất và tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định. Năm 2018, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody và Fitch đã nâng hạng tín nhiệm với trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên triển vọng ổn định.

Việt Nam là một điểm đến lý tưởng cho nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia, trong đó có các tập đoàn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Lotte. Trong 30 năm qua, đã có trên 27 nghìn dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 335 tỷ USD, trong đó tổng vốn thực hiện đạt 185 tỷ USD. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của Việt Nam.

“Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung cải cách thể chế, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Việt Nam tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết.

Hợp tác bền vững

 

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Tháng 3\Hoi nghi Tai chinh lan thu 8\Yoo.JPG

Phó Thống đốc thứ nhất Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc Yoo Gwang Yeol

Đáp lại bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Phó Thống đốc thứ nhất Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc Yoo Gwang Yeol cho biết: Bất cứ lúc nào Việt Nam yêu cầu chúng tôi cũng sẽ tích cực mở rộng các chương trình đào tạo bổi dưỡng, chia sẻ, chuyển giao kinh nghiệm về kiến thức không chỉ tổ chức các kiến thức tổ chức của Hàn Quốc mà còn cả các hạ tầng tài chính như: giao dịch chứng khoán, thông tin tín dụng, hệ thống quản lý tài sản cả các quản lý rủi ro trong công việc tài chính... Đề cập tới hợp tác trong lĩnh vực tài chính, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn cho rằng, Việt Nam thực sự mong muốn các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm bắt cơ hội tham gia tích cực vào chương trình cổ phần hóa của Việt Nam, tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng, cung ứng các dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ Fintech tại Việt Nam.

"Việc ứng dụng công nghệ Fintech để thực hiện "tài chính toàn diện" ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn do Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ, hệ thống hạ tầng Internet tốt và tầng lớp trung lưu tăng nhanh", ông Hà Huy Tuấn nhấn mạnh.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Tháng 3\Hoi nghi Tai chinh lan thu 8\Ha Huy Tuan.JPG

Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn

Phó Chủ tịch Hà Huy Tuấn hy vọng, thông qua Hội nghị tài chính quốc tế lần thứ 8, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ phát huy những kết quả đạt được, tìm ra nền tảng của sự phát triển trong tương lai, đề xuất được tầm nhìn mới về hòa bình, thịnh vượng và phát triển.

Tại Hội nghị, chia sẻ thông tin về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hiện diện ngân hàng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam với 2 ngân hàng vốn nước ngoài, 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 văn phòng đại diện và 2 công ty cho thuê tài chính. Hợp tác giữa hai nước về tài chính ngân hàng không chỉ gói gọn trong phạm vi hợp tác đầu tư mà còn trong quan hệ trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong cả chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường năng lực cán bộ giữa hai bên.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Tháng 3\Hoi nghi Tai chinh lan thu 8\PTT Nguyen Kim Anh.JPG

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh

Đánh giá Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính) dựa trên lợi thế so sánh về quy mô dân số, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh, mạng Internet cao…, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh hy vọng Hội nghị lần này sẽ là cơ hội quý báu để các cơ quan quản lý và DN hai nước tiếp xúc, tìm hiểu để tiến tới khai thác tiềm năng hợp tác rất lớn về Fintech trên thị trường tài chính ngân hàng đầy năng động của cả Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do Hyon, mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc là mối quan hệ lý tưởng, có độ tin cậy cao, có sự tương đồng về văn hoá và lịch sử. Việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 cho thấy Việt Nam có vai trò quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề lớn được cả thế giới quan tâm hiện nay, và dòng đầu tư đang có sự chuyển hướng sang Việt Nam.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Tháng 3\Hoi nghi Tai chinh lan thu 8\Anh tap the.JPG

Bởi vậy, ông Kim Do Hyon cho rằng Việt Nam cần có các chính sách kinh tế tài chính linh hoạt, chủ động để nắm bắt những cơ hội này, và bày tỏ hy vọng thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, quan tâm, thúc đẩy hơn các lĩnh vực như mua bán sáp nhập DN, Fintech, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án công nghiệp, … qua đó góp phần cải thiện cuộc sống người dân và phát triển kinh tế.

Riêng với lĩnh vực Fintech, đại sứ Hàn Quốc cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực này và các doanh nghiệp Hàn Quốc là những đối tác rất phù hợp với Việt Nam để phát triển Fintech cũng như ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 nói chung.

Đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Kinh tế tài chính quốc tế lần thứ 8, ông Kim Do Hyon hy vọng hai ngành Tài chính của hai nước sẽ “thành một gia đình” thông qua Hội nghị lần này.

Nguồn tin: www.mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo

CV 974

lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành quy định danh mục tài sản cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:8

828/STC-GCS

Mời tham gia xác định giá trị các bộ phận của xe ô tô bị thiệt hại theo Yêu cầu định giá số 175/YC-VPCQCSĐT ngày 11/12/2023 của Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh

Thời gian đăng: 25/03/2024

lượt xem: 313 | lượt tải:28

300/TB-HĐĐGTS

Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tư vấn xác định giá trị thị trường của thửa đất số 530, tờ bản đồ số 18 tọa lạc tại ấp 5, xã Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (tại thời điểm: tháng 05/2020)

Thời gian đăng: 05/02/2024

lượt xem: 292 | lượt tải:29

336/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá - công sản tháng 1/2024 và tình hình giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024-

Thời gian đăng: 31/01/2024

lượt xem: 359 | lượt tải:60

40/BC-STC

Sở Tài chính tỉnh Bình Phước Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 12/2023, quý 4/2023 và công tác quản lý giá - công sản tháng 12/2023

Thời gian đăng: 04/01/2024

lượt xem: 298 | lượt tải:46
Thống kê
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,746
  • Tháng hiện tại65,377
  • Tổng lượt truy cập6,927,593
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây